Giỏ hàng
NHẬN BIẾT NHỮNG TẬT KHÚC XẠ ĐỂ GIÚP CON CÓ ĐÔI MẮT SÁNG KHỎE

NHẬN BIẾT NHỮNG TẬT KHÚC XẠ ĐỂ GIÚP CON CÓ ĐÔI MẮT SÁNG KHỎE

Ngày: 21-05-2019 đăng bởi: Hồ Nam

Các vị phụ huynh có biết, theo thống kê số trẻ em (từ 6-15 tuổi) có tỷ lệ mắc tật khúc xạ từ 25-40% ở khu vực thành thị, từ 10-15% tại khu vực nông thôn. Điều này có nghĩa có khoảng 3 triệu trẻ em đang có tật khúc xạ cần được chỉnh kính

Mắt là bộ phận vô cùng quý giá trên cơ thể mỗi chúng ta. Nếu con yêu mắc phải một trong số những tật khúc xạ sau, mắt bé có thể bị mờ đi hoặc nhức mỏi.

Người trưởng thành thường có được nhận thức đầy đủ và biết cách bảo vệ đôi mắt của mình. Trẻ nhỏ thì khác, chúng không hề biết bản thân có đang gặp vấn đề về mắt hay không. Vậy nên là bậc cha mẹ, trang bị thật tốt kiến thức về những căn bệnh phổ biến liên quan đến thị lực ở trẻ là điều rất cần thiết.

Tật Khúc Xạ Là Gì ?

Tật khúc xạ là hiện tượng rối loạn mắt phổ biến, xảy ra khi mắt không thể nhìn thấy rõ ràng hình ảnh, sự vật xung quanh và là một trong những nguyên nhân chính gây suy giảm thị lực.


Các tật khúc xạ thường gặp

Cận thị

Trẻ bị cận thị chỉ nhìn thấy rõ các vật ở gần và nhìn mờ đối với những vật ở cự ly xa như bảng đen trên lớp học. Cận thị có thể là do nhãn cầu quá dài hoặc giác mạc quá cong. Điều đó nghĩa là thay vì tập trung ở võng mạc, các tia sáng đi vào mắt lại tập trung phía trước võng mạc và điều này dẫn đến tình trạng nhìn mờ. Trẻ trong độ tuổi từ 8-12 rất dễ mắc tật cận thị. Cận thị ở những bé từ 13-19 tuổi thường nặng hơn nhưng ở độ tuổi từ 20-30, bệnh giữ nguyên và không phát triển.


Viễn thị

Trẻ bị viễn thị thì ngược lại, chúng có thể nhìn rõ vật ở khoảng cách xa nhưng lại nhìn mờ các vật ở cự ly gần chữ trên trang giấy ngay trước mặt. Viễn thị xảy ra khi hình ảnh thu được hiển thị ở phía sau võng mạc thay vì hiển thị ngay trên nó như bình thường. Tình trạng này có thể do trục của mắt quá ngắn hoặc giác mạc không đủ độ cong. Tật viễn thị thường khá phổ biến ở trẻ em nhưng chúng không nhận ra hình ảnh nhìn thấy bị mờ đi vì mắt có cơ chế tự điều tiết bằng cách tập trung.


Loạn thị

Loạn thị là tình trạng trẻ nhìn thấy hình ảnh bị méo mó, nhòe hoặc mờ ở mọi khoảng cách. Loạn thị xảy ra khi độ cong của giác mạc hoặc thủy tinh thể không đồng đều và trơn láng. Bệnh có thể xuất hiện từ khi mới sinh ra hoặc sau một chấn thương mắt, bệnh lý nào đó hoặc phẫu thuật. Loạn thị không phải do đọc sách trong điều kiện ánh sáng kém, ngồi quá gần với ti vi hay nheo mắt và cũng không nặng lên vì những việc đó. Người bị loạn thị có thể cùng lúc mặc tật cận thị hoặc viễn thị hay có khi chỉ bị loạn. Loạn thị ở trẻ sơ sinh thường tự biến mất hoặc có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành.


Dấu hiệu cho thấy con bạn đang gặp vấn đề thị lực

Bạn hãy đưa con đến Khám mắt Thu Hà để gặp bác sĩ nhãn khoa ngay khi thấy bé có các biểu hiện sau đây:

  • Đưa sách sát lên mặt khi đọc;
  • Thường xuyên đảo mắt hoặc chớp mắt;
  • Nghiêng đầu hoặc nheo mắt để nhìn rõ hơn;
  • Dụi mắt khi không buồn ngủ;
  • Nheo mắt để nhìn rõ hơn khi đọc sách hoặc xem tivi;
  • Không muốn tham gia các hoạt động phải  nhìn gần như vẽ, tô màu, chơi game hoặc làm bài tập ở trường;
  • Ngại tham gia những hoạt động phải nhìn xa như quan sát chim, máy bay, chơi đuổi bắt hoặc gặp khó khăn khi nhìn các vật nhỏ ở khoảng cách xa hay đọc chữ viết trên bảng;
  • Khó khăn trong việc theo dõi vật chuyển động;
  • Đau đầu nhiều vào cuối ngày;
  • Than phiền bị nhức mắt;
  • Không nhìn rõ vào buổi tối hoặc ở nơi thiếu ánh sáng;
  • Nhạy cảm với ánh sáng;
  • Nhìn chéo, hai mắt không hoạt động đồng nhất;
  • Mắt đảo nhanh sang hai bên hoặc trên dưới;
  • Biểu hiện đỏ mắt nhưng không biến  mất sau vài ngày có thể kèm theo đau nhức và nhạy cảm với ánh sáng;
  • Nhìn một vật lai biến thành hai;
  • Có vẻ vụng về, chậm chạp trong các hoạt động;
  • Có nốt bất thường không thay đổi ở mắt khi chụp hình có tia flash (đốm trắng khác với mắt đỏ bình thường);
  • Mí mắt không mở hết;
  • Đồng tử có mủ trắng, trắng xám hoặc hơi ngả vàng;
  • Mắt lồi;
  • Thay đổi hình dạng của mắt;
  • Khó nhìn thấy vào ban đêm hoặc khi ánh sáng mờ ảo;
  • Mắt to mắt nhỏ, đồng tử có kích thước khác nhau;
  • Không thấy những vật có thể gây nguy hiểm như bậc thang, tường, lề đường;
  • Không phân biệt được các màu sắc (đỏ-xanh).


Nguyên nhân trẻ mắc các tật khúc xạ

Trẻ em khi sinh ra có thị lực không hoàn chỉnh do não chưa phát triển hoàn thiện. Những tháng đầu đời, chúng chỉ có thể nhìn rõ những vật trong bán kính khoảng 25 cm so với mắt. Sau đó trẻ sẽ có thể nhìn rõ mọi vật xung quanh ở giai đoạn một tuổi vì khi đó não và võng mạc đã hoàn thiện. Tuy nhiên, nguyên nhân khiến trẻ có thể mắc tật khúc xạ ở mắt có thể là:

  • Do di truyền từ cha mẹ. Nếu cha mẹ trẻ bị cận thị, loạn thị hay viễn thị thì rất có thể đứa con sinh ra cũng bị ảnh hưởng và phải đeo kính giống cha mẹ;
  • Sức khỏe của người mẹ khi mang thai.Mẹ bầu hãy nhớ chăm sóc sức khỏe thật tốt, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và đặc biệt là không được hút thuốc. Trên thực tế, trẻ có mẹ hút thuốc trong giai đoạn thai kỳ có gấp 1.5 lần nguy cơ mắc tật khúc xạ.
  • Khi hiểu rõ về khái niệm tật khúc xạ, để biết về tật khúc xạ mắt có nguy hiểm không, người bệnh cần hiểu rõ những nguyên nhân phổ biến gây ra tật khúc xạL
  • Để mắt làm việc quá nhiều: Việc tập trung nhìn gần trong khoảng thời gian dài là một trong những nguyên nhân chính.
  • Thói quen sinh hoạt không đúng cách: Do tư thế ngồi học không đúng cách, học tập và làm việc trong môi trường thiếu ánh sáng, ăn uống không đủ chất dinh dưỡng, … đây là những thói quen khiến sức khỏe đôi mắt ngày càng xuống dốc.
  • Tiếp xúc quá nhiều nguồn sáng nhân tạo: Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, máy tính, ipad, … trở thành công cụ thân thiết giúp các em học tập và giải trí tiện lợi hơn. Nhưng các em đâu biết chỉ cần tiếp xúc với màn hình của các thiết bị điện tử trên 3 giờ mỗi ngày, mắt sẽ có nguy cơ giảm thị lực 90%.
  • Ánh sáng phát ra từ các thiết bị điện tử mang năng lượng cao, tác động sâu vào đáy mắt gây tổn thương võng mạc, bên cạnh đó còn làm cho mắt bị áp lực khiến mắt mệt mỏi.

 

Khám và điều trị tật khúc xạ ở mắt

Bé sẽ được khám kiểm tra thị lực định kì ở trường. Nếu phát hiện có vấn đề thị lực thì bạn nên đưa con đến bác sĩ nhãn khoa để kiểm tra chuyên sâu hơn. Bác sĩ có thể tiến hành các phương pháp sau:

  • Nhỏ mắt hoặc dùng miếng che mắt;
  • Đo độ mắt và cắt kính;
  • Phẫu thuật.

Kính thuốc có thể giúp cải thiện điểm hội tụ hay độ  lệch của mắt yếu. Nếu nhỏ mắt, vá mắt hay dùng kính thuốc không có tác dụng, bác sĩ sẽ đề nghị làm phẫu thuật mắt cho trẻ.

Đôi mắt chính là cửa sổ của tâm hồn. Khámmắt Thu Hàhi vọng với những chia sẻ về các tật khúc xạ này, bố mẹ sẽ giúp con cải thiện và phòng ngừa bệnh thật tốt để con có được một đôi mắt sáng khỏe và tự tin nhìn ra thế giới.


H THNG KÍNH THUC - PHÒNG KHÁM MT THU HÀ

(Đối diện cổng số1 Bệnh viện mắt Trung Ương)

  • Phòng khám chuyên khoa mt:Tầng 2, Số134 Bà Triệu, P.Nguyễn Du, Q.HBT, HN - ĐT 0243 943 4570 (máy lẻ102)
  • Nhà Thuc chuyên khoa mt:Tầng 2, Số134 Bà Triệu, P.Nguyễn Du, Q.HBT, HN - ĐT 0243 943 4570 (máy lẻ102)
  • Hiu kính:Số134 và 140 Bà Triệu, P.Nguyễn Du, Q.HBT, HN - ĐT 0243 943 4570
  • Hotline: 0908134140
  • ĐT: 02439434570
  • Web: www.kinhthuocthuha.vn
  • Email: phongkham@kinhthuocthuha.vn
  • Đăng ký khám: Nhắn tin theo cú pháp sau và gửi tới sốHotline: 0908 134 140

Ngày khám – Gikhám – Bác sĩ khám – Htên – Ngày sinh – Gii tính
Vd: 22/12 10h30 BS Hy Nguyen Van A 20/10/2008 Nam