Giỏ hàng
CO THẮT MÍ MẮT CĂN BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TUỔI TRUNG NIÊN

CO THẮT MÍ MẮT CĂN BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TUỔI TRUNG NIÊN

Ngày: 30-01-2019 đăng bởi: Hồ Nam

Co thắt mi mắt là bệnh về mắt thường gặp phần lớn khởi phát từ độ tuổi 40 của cuộc đời. Bệnh gây co thắt cơ vòng mi và các cơ bám da mặt với nhiều mức độ khác nhau, có xu hướng gia tăng theo thời gian có thể lan tỏa ra các cơ lân cận gây ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt của bệnh nhân.


Co giật mí mắt là tình trạng gì?

Co thắt mi là tình trạng nhắm mắt không tự chủ ở cả hai bên mí mắt do sự co thắt của các cơ mí mắt. Bệnh có thể bị gây ra do tình trạng mắt kích thích, một số loài thuốc và các rối loạn ở não.

Co thắt mi cũng xuất hiện ở những người khỏe mạnh bình thường trước ánh sáng chói chang hoặc sau một thao tác thủ thuật ở mắt. Một dạng co thắt mi phản ứng nặng hơn có thể xảy ra sau những cơn liệt nửa người và được xem như có tính gia đình.

Tuy nhiên, khi không thấy vấn đề này xảy ra, tình trạng này được gọi là chứng co thắt mi vô căn. Bệnh thường xảy ra ở phụ nữ trên 50 tuổi và có thể bắt đầu với tần số chớp mắt tăng, đặc biệt là khi phản ứng với ánh sáng mặt trời hay căng thẳng. Cuối cùng, bệnh tiến triển thành co thắt mí mắt không tự chủ trong việc nhắm mắt.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng co giật mí mắt là gì?

Triệu chứng của tình trạng là cơ mí mắt thường lặp đi lặp lại và không kiểm soát được.

Co giật mí mắt là triệu chứng hiếm gặp của bệnh rối loạn não hoặc tổn thương thần kinh. Nếu là dấu hiệu của các bệnh nghiêm trọng hơn, tình trạng này luôn đi kèm với các triệu chứng khác.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nguyên nhân gây bệnh

Những nguyên nhân nào gây ra tình trạng co giật mí mắt?

Một số nguyên nhân gây ra co giật mí mắt bao gồm:

  • Rượu;
  • Ánh sáng chói;
  • Dư thừa caffein;
  • Mệt mỏi;
  • Bề mặt mắt hoặc bên trong mí mắt bị kích thích;
  • Mất sức lực;
  • Hút thuốc;
  • Căng thẳng;
  • Gió.

Một số tình trạng sức khỏe có thể bao gồm co giật mí mắt như:

  • Viêm mi mắt;
  • Trầy xước giác mạc;
  • Khô mắt;
  • Quặm mắt;
  • Bệnh cườm nước;
  • Nhạy cảm với ánh sáng;
  • Lông mi mọc ngược;
  • Viêm màng bồ đào.


Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc tình trạng co giật mí mắt?

Co giật mi tự phát thường phổ biến ở nữ giới hơn và thường phát triển từ giữa cho đến cuối giai đoạn trưởng thành.


Điều trị hiệu quả

Những phương pháp nào dùng để điều trị tình trạng co giật mí mắt?

Trong hầu hết các trường hợp, co giật nhẹ sẽ tự biến mất. Nếu mắt khô hoặc dễ kích thích, bạn hãy thử dùng các loại nước nhỏ mắt để giúp giảm bớt co giật.

Phương pháp điều trị phổ biến nhất là sử dụng chất botulinum (Botox®, Dysport®, Xeomin®) đối với co thắt cơ nửa mặt. Bác sĩ cũng có thể tiêm botox để giảm bớt co giật nghiêm trọng trong một vài tháng. Tuy nhiên, bạn cần phải tiêm nhiều lần vì hiệu quả của phương này mau hết

Trong các trường hợp nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc như:

  • Clonazepam(Klonopin®);
  • Lorazepam(Ativan®);
  • Trihexyphenidyl hydrochloride (Artaner®, Trihexane®, Tritane®).

Phẫu thuật loại bỏ một số cơ ở mí mắt  và dây thần kinh mí mắt có thể điều trị trường hợp co giật mi tự phát. Hơn thế, vật lí trị liệu có thể giúp ích trong việc thư giãn các cơ mặt.


Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của tình trạng co giật mí mắt?

Nếu co giật mí xảy ra thường xuyên, bạn cần ghi nhớ tình trạng này xuất hiện khi nào. Bạn cần lưu ý đến lượng cà phê, thuốc lá và rượu mà mình sử dụng, cũng như mức độ căng thẳng và chất lượng giấc ngủ trong khoảng thời gian bị co giật mí mắt.

Nếu nhận thấy bạn bị co giật mí mắt nhiều khi ngủ không đủ giấc, hãy cố gắng ngủ sớm trước 30 phút hoặc một giờ để giảm bớt căng thẳng mí mắt và các cơn co giật.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.


Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn cần đến gặp bác sĩ nếu bị co giật mí mắt mạn tính và có thêm các dấu hiệu sau:

  • Mắt đỏ, sưng hoặc đóng lại bất thường;
  • Mí mắt trên rủ xuống;
  • Mí mắt đóng hoàn toàn vào mỗi lần co giật mí mắt;
  • Tình trạng co giật mí mắt kéo dài trong vài tuần;
  • Tình trạng co giật ảnh hưởng đến các phần trên cơ mặt.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.


H THNG KÍNH THUC - PHÒNG KHÁM MT THU HÀ
(Đối diện cổng số1 Bệnh viện mắt Trung Ương)

  • Phòng khám chuyên khoa mt:Tầng 2, Số134 Bà Triệu, P.Nguyễn Du, Q.HBT, HN - ĐT 0243 943 4570 (máy lẻ102)
  • Nhà Thuc chuyên khoa mt:Tầng 2, Số134 Bà Triệu, P.Nguyễn Du, Q.HBT, HN - ĐT 0243 943 4570 (máy lẻ102)
  • Hiu kính:Số134 và 140 Bà Triệu, P.Nguyễn Du, Q.HBT, HN - ĐT 0243 943 4570
  • Hotline: 0908134140
  • ĐT: 02439434570
  • Web: www.kinhthuocthuha.vn
  • Email: phongkham@kinhthuocthuha.vn
  • Đăng ký khám: Nhắn tin theo cú pháp sau và gửi tới sốHotline: 0908 134 140

Ngày khám – Gikhám – Bác sĩ khám – Htên – Ngày sinh – Gii tính
Vd: 22/12 10h30 BS Hy Nguyen Van A 20/10/2008 Nam.